banner
/uploads/2023/07.2023/cach-bao-ve-mat-thumbnail.jpg_202308011508SS.jpg

Cách bảo vệ mắt khi tiếp xúc với ánh nắng gay gắt

01-08-2023

Ánh nắng mặt trời tạo ra nguồn sống cho mọi vật, trong đó có con người. Tuy nhiên nếu tiếp xúc quá nhiều, những bộ phận nhạy cảm như đôi mắt sẽ dễ bị tổn thương bởi tia UV (bức xạ tia cực tím). Vậy làm thế nào để bảo vệ mắt trước những tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời, đặc biệt là vào những thời điểm nắng nóng gay gắt. Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Các loại tia UV phát ra từ mặt trời

Tia UV là sóng ánh sáng vô hình có bước sóng ngắn hơn ánh sáng được nhìn thấy. Dựa trên phép đo bước sóng, bức xạ UV được chia thành 3 loại chính là tia cực tím C (UVC), tia cực tím B (UVB) và tia cực tím A (UVA). Tất cả các loại bức xạ tia cực tím đều có khả năng gây hại cho mắt và da, tuy nhiên mỗi loại sẽ có ảnh hưởng khác nhau, trong đó:

Tia UV có những tác động tiêu cực đến da và mắt

Tia UV có những tác động tiêu cực đến da và mắt

  1. Tia cực tím C (UVC)

UVC có bước sóng 100 -280nm và là tia mạnh nhất, gây hại nhất cho mắt và da. Thông thường phần lớn UVC được tầng ozone trong khí quyển hấp thụ. Tuy nhiên sự suy giảm của tầng ozone hiện nay là cơ hội để UVC xâm nhập vào trái đất nhiều hơn và gây ra các vấn đề liên quan đến sức khỏe.

  1. Tia cực tím B (UVB)

So với UVC, UVB có năng lượng thấp hơn. Hầu hết UVB được hấp thụ bởi tầng ozon nhưng một số lại không đến được bề mặt trái đất. Tia cực tím B ảnh hưởng đến lớp biểu bì (lớp ngoài cùng của da) và làm tăng quá trình sản xuất melanin dẫn đến tổn thương da. Đối với mắt, UVB ảnh hưởng đến giác mạc, gây ra các vấn đề như kích ứng, nhạy cảm với ánh sáng. 

  1. Tia cực tím A (UVA)

UVA có bước sóng 320 - 400nm, dài hơn và ít mạnh hơn so với UVC và UVB, nhưng UVA lại là tia có khả năng xuyên qua thủy tinh thể và võng mạc của mắt. Tiếp xúc quá nhiều với tia UVA có thể gây ra những tác động tiêu cực đến sự phát triển của bệnh đục thủy tinh thể. Ngoài ra, tia cực tím A còn là một trong những nguy cơ tiềm ẩn góp phần gây thoái hóa điểm vàng.

Tác động của tia UV đối với đôi mắt

Tích cực

Không phải ánh nắng mặt trời hoàn toàn có hại cho đôi mắt. Ánh nắng mặt trời là nguồn chính của vitamin D giúp cải thiện chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm và các bệnh về mắt. Bạn cũng cần ánh sáng tự nhiên mỗi ngày để có giấc ngủ ngon hơn, vì các tế bào nhạy cảm ánh sáng trong mắt đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ thức - ngủ tự nhiên của cơ thể. Đặc biệt là khi chúng ta già đi và dễ bị mất ngủ hơn. Do đó hãy dành ít nhất 20 phút ở ngoài trởi mỗi ngày để đón ánh sáng mặt trời tự nhiên cần thiết để có giấc ngủ ngon hơn và trọn vẹn hơn.

Nên tiếp xúc ánh nắng mặt trời vừa đủ

Tiếp xúc ánh nắng mặt trời vừa đủ để mang đến những lợi ích cho cơ thể

Tiêu cực

Ánh nắng mặt trời chỉ gây hại cho mắt khi tiếp xúc lâu dài và ở những thời điểm cường độ tia UV mạnh nhất. Tia UV có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của mắt bao gồm:

- Mí mắt: bức xạ tia cực tím quá mức làm thay đổi màu da của mí mắt, xuất hiện các đốm đen và nếp nhăn. 

- Kết mạc: sự tiếp xúc với tia cực tím có cường độ quá mạnh có thể gây bỏng với các triệu chứng như cộm, đỏ mắt, chảy nước mắt, chói mắt. Thông thường tình trạng này sẽ giảm đi sau 48 giờ. Về lâu dài, tia UV có thể gây nên mộng hoặc “hạt vàng” ở kết mạc. Mộng dần dần phát triển vào giác mạc dẫn đến viêm giác mạc, sẹo giác mạc hoặc suy giảm thị lực nghiêm trọng.

- Giác mạc: tiếp xúc với tia cực tím thường xuyên có thể gây viêm giác mạc cấp tính. Các triệu chứng phổ biến của viêm giác mạc là đau mắt đột ngột, chảy nước mắt và mờ mắt. 

Tiếp xúc với tia UV thường xuyên sẽ gây ra cộm, đỏ mắt…

Tiếp xúc với tia UV thường xuyên sẽ gây ra những triệu chứng như cộm, đỏ mắt…

Cách bảo vệ mắt khỏi những tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời

Để bảo vệ mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

- Đeo kính mát chống tia UV: chọn kính mát có khả năng chặn ít nhất 99% UVB và ít nhất 95% UVA. Kính mát chống tia UV sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực của tia UV lên mắt đồng thời giảm nguy cơ tổn thương mắt.

- Sử dụng mũ hoặc nón rộng: ngoài việc đeo kính mát, bạn cũng nên đội mũ, nón rộng khi ra ngoài vào thời điểm nắng gắt. Điều này không chỉ giúp che chắn mắt khỏi ánh sáng trực tiếp mà còn bảo vệ da và tóc.

Nên đội mũ, nón rộng khi tham gia các hoạt động ngoài trời

Nên đội mũ, nón rộng khi tham gia các hoạt động ngoài trời

- Tránh nhìn trực tiếp vào mặt trời: không chỉ có ánh sáng mặt trời gây hại cho mắt mà còn các nguồn sáng rực khác như đèn pha, đèn flash, đèn laser. Việc nhìn thẳng vào mặt trời hoặc các nguồn sáng này có thể gây tổn thương, cháy nám đốm mắt, hỏng võng mạc…

- Tránh ra ngoài vào thời gian nắng gắt: nên hạn chế ra ngoài vào lúc cường độ tia UV mạnh, thời gian này khoảng vào lúc 10 - 15h. 

- Vệ sinh mắt hàng ngày: mồ hôi, bụi bẩn trong quá trình sinh hoạt, làm việc dễ làm đôi mắt khó chịu. Do đó, nên vệ sinh mắt hàng ngày để làm sạch và bảo vệ mắt tốt hơn.

- Chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất: ngoài các biện pháp bảo vệ từ bên ngoài, việc chăm sóc mắt từ bên trong cũng quan trọng không kém. Bạn nên ăn uống hợp lý, cân nhắc bổ sung các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, E, C và omega 3. Những chất này giúp duy trì sức khỏe và hỗ trợ chức năng miễn dịch của mắt, giúp chúng chống lại tác động tiêu cực của ánh nắng mặt trời cũng như các yếu tố bên ngoài khác.

Sử dụng Eyemiru Wash để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi mắt

Sử dụng dung dịch vệ sinh mắt Eyemiru Wash để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi mắt

Việc bảo vệ mắt khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một phần quan trọng để duy trì sức khỏe mắt toàn diện. Bằng cách áp dụng những biện pháp bảo vệ bên ngoài đồng thời chú ý đến sức khỏe từ bên trong, bạn có thể chăm sóc đôi mắt tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt và duy trì thị lực.