banner
/uploads/5.png

CÁCH KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG NGỨA - MỎI MẮT MÀ KHÔNG CẦN DỤI MẮT

29-01-2023

Hành động lấy tay dụi vào mắt khi mắt có bụi bẩn bám vào hoặc khi mắt chúng ta ngứa và mỏi. Tuy nhiên, điều này sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt. Do đó, hãy tìm hiểu các tác hại của dụi mắt và cách để khắc phục nhé.

1. Tại sao chúng ta thường xuyên dụi mắt?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta thường xuyên đưa tay lên dụi mắt như: mắt bị cộm, ngứa, chảy nước mắt, vướng phải dị vật, bị kích ứng do nhiều nguyên nhân khác nhau để giải quyết vấn đề tức thời cho đôi mắt.

Đồng thời, khi mắt hoạt động liên tục và nhìn vào màn hình máy tính, tiếp xúc với điện thoại quá lâu mà không có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến mắt mệt mỏi hơn

Ngoài raa, nếu chúng ta đeo kính áp tròng quá lâu so với thời gian khuyến nghị, dụi mắt gây đau rát mắt, tạo các cọ xát dẫn đến tổn thương giác mạc như loét giác mạc.

2. Tác hại của việc dụi mắt gây ra

Dụi mắt có thể gây ra các tác hại nghiêm trọng cho đôi mắt ngay lập tức hoặc ảnh hưởng lâu dài mà chúng ta không thể ngờ đến. Tuy nhiên, dưới đây là một số nguy hại phổ biến của dụi mắt dễ gặp phải nhất như:

  • Xước giác mạc

Trường hợp bụi, lông mi, dị vật nằm trên bề mặt mắt, hành động dụi sẽ khiến cho giác mạc bị xước bởi sự cọ xát giữa các dị vật và giác mạc mắt. Gây đau đớn, khó chịu, chảy nước mắt, đỏ mắt, mắt nhạy cảm với ánh sáng, mắt xót. Thay vì, lấy tay dụi mắt thì hãy dùng nước sạch hoặc nước rửa mắt để rửa sạch bụi bẩn.

  • Nhiễm trùng mắt và càng ngứa hơn

Tay dụi mắt chứa rất nhiều vi khuẩn, dụi mắt là cách đưa vi khuẩn vào mắt một cách trực tiếp. Cùng với hành động dụi mắt khiến mắt bị trầy xước là cơ hội để vi khuẩn tấn công đôi mắt dễ dàng hơn. Hơn nữa dụi mắt khiến cơ thể bạn giải phóng chất histamin, gây ngứa và càng ngứa mắt hơn.

  • Tình trạng cận thị nặng thêm

Trong các loại cận thị có một loại gọi là cận thị thoái hóa. Đây là tình trạng cận thị nặng đi đôi với việc thoái hóa nửa phần sau của nhãn cầu. Việc cọ xát, dụi mắt có thể khiến cận thị ở dạng này thêm nghiêm trọng.

Ngoài những tác hại của dụi mắt trên, dụi mắt nhiều còn có thể gây các bệnh lý khác như nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc…

3. Cách khắc phục các tình trạng của mắt không cần dụi mắt

Để giảm thiểu tác hại đối với mắt, chúng ta hãy khắc phục bằng một cách khác thay vì dụi mắt như:

  • Đối với các dị vật lớn hơn trong mắt, cần đến bác sĩ chuyên khoa mắt để được xử lý kịp thời và hiệu quả. 
  • Đối với trường hợp bị ngứa mắt do viêm kết mạc, viêm bờ mi, do mắt phải điều tiết làm việc quá sức, chúng ta cần sử dụng nước nhỏ mắt mắt để nhỏ và vệ sinh thường xuyên. Đặc biệt các trường hợp viêm cần được điều trị dứt điểm hiệu quả bởi bác sĩ chuyên khoa, để hạn chế, chấm dứt triệu chứng ngứa mắt.
  • Sử dụng Nước rửa mắt để rửa trôi bụi bẩn ra khỏi mắt một cách dễ dàng. 
  • Quan trọng hơn nữa là để đôi mắt nghỉ ngơi, làm việc phù hợp, tránh quá sức điều tiết gây mỏi, ngứa mắt thường xuyên.

Nguồn: https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/song-khoe/tac-hai-cua-dui-mat/