banner
/uploads/2023/07.2023/cac-bien-phap-bao-ve-mat-thumbnail.jpg_202308091808SS.jpg

Loạn thị là gì? Các biện pháp bảo vệ mắt phòng tránh chứng loạn thị

09-08-2023

Cùng với cận thị, loạn thị là một tật khúc xạ ở mắt mà bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể mắc phải. Dù không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng cũng gây ra nhiều khó khăn, bất lợi trong hoạt động hằng ngày. Vậy làm thế nào để phòng tránh chứng loạn thị? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu các biện pháp bảo vệ mắt qua bài viết dưới đây.

Loạn thị là gì?

Loạn thị là một thuật ngữ y học chỉ về trường hợp hình dạng của mắt cong hơn bình thường. Thông thường đôi mắt có hình tròn giống như quả bóng chày. Nếu bị loạn thị mắt sẽ có hình dạng cong hơn bình thường giống như mặt sau của một chiếc thìa. Điều này làm cho ánh sáng đi vào mắt bị uốn cong không đều và ảnh hưởng đến tầm nhìn ở mọi khoảng cách.

Loạn thị là một loại tật khúc xạ cực kỳ phổ biến

Loạn thị là một loại tật khúc xạ - tình trạng mắt cực kỳ phổ biến gây mờ mắt

Loạn thị ảnh hưởng đến tầm nhìn như thế nào?

Các bộ phận của mắt phối hợp nhịp nhàng và hoạt động giống như một đội tiếp sức để truyền ánh sáng đi vào mắt dọc theo con đường đến bộ não. Ánh sáng đi qua giác mạc và giác mạc sẽ tập trung ánh sáng này qua thủy tinh thể thành tín hiệu truyền đến võng mạc - lớp ở phía sau nhãn cầu. Sau đó, võng mạc chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu mà dây thần kinh thị giác gửi đến bộ não. Cuối cùng bộ não sử dụng những tín hiệu này để tạo ra những hình ảnh mà bạn nhìn thấy.

Khi mắc chứng loạn thị, ánh sáng đi vào mắt bị bẻ cong nhiều hơn bình thường khiến ánh sáng không thể tập trung đúng vào võng mạc mà hội tụ ở nhiều điểm khác nhau. Điều này có nghĩa là chỉ những phần của đối tượng mà bạn đang xem mới được lấy nét. Chính nguyên nhân tiêu điểm không đồng đều đã làm cho các đối tượng trông mờ hoặc nhòe đi. Loạn thị làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn ở bất kỳ khoảng cách gần hay xa.

Khi bị loạn thị khả năng nhìn sẽ suy giảm

Khi bị loạn thị khả năng nhìn sẽ suy giảm dù đối tượng ở xa hay ở gần

Có những loại loạn thị nào?

Có 2 loại loạn thị là loạn thị giác mạc và loạn thị thấu kính. Loạn thị giác mạc là do hình dạng của giác mạc không đồng đều. Còn loạn thị thấu kính thường do bệnh đục thủy tinh thủy gây ra, khi đó thủy tinh thể trong mắt có hình dạng không đồng đều. Một số người bị cả loạn thị giác mạc và thấu kính.

Triệu chứng của loạn thị

Mờ mắt là triệu chứng phổ biến nhất của loạn thị khiến bạn khó nhìn thấy chi tiết ở các đối tượng, chẳng hạn như chữ trên menu ở trước mặt hoặc các chữ cái trên banner quảng cáo ở xa. Một số triệu chứng khác bao gồm:

- Nhìn thấy ánh sáng chói hoặc quầng sáng xung quanh đèn.

- Nheo mắt để nhìn rõ.

- Mỏi mắt.

- Đau đầu, mỏi cổ.

Trẻ em thường không biết có vấn đề gì xảy ra với thị lực ngay cả khi có các triệu chứng. Do đó bạn cần cho trẻ đi khám nếu nhận thấy trẻ nheo mắt, dụi mắt hoặc thường xuyên bị đau đầu.

Nheo mắt để nhìn rõ là triệu chứng của chứng loạn thị

Nheo mắt để nhìn rõ là triệu chứng của loạn thị

Nguyên nhân gây ra loạn thị

Loạn thị thường không phải do tình trạng sức khỏe gây ra. Một số nguyên nhân gây ra chứng loạn thị như di truyền, chấn thương mắt, biến chứng sau phẫu thuật hoặc do mí mắt gây áp lực quá lớn lên giác mạc. Ngoài ra còn có một tình trạng hiếm gặp gọi là keratoconus gây ra chứng loạn thị. Bệnh về mắt này ảnh hưởng đến giác mạc làm cho các mô trong suốt trên giác mạc mỏng đi và lòi ra. Điều này dẫn đến tình trạng mờ và nhạy cảm với ánh sáng.

Loạn thị được chuẩn đoán và điều trị như thế nào?

Để chuẩn đoán loạn thị, các bác sĩ sẽ thực hiện một số kiểm tra như:

- Kiểm tra thị lực bằng cách nhìn vào bảng chữ cái, ký hiệu treo trên tường trong khi khám mắt.

- Kiểm tra khúc xạ sẽ đo lường ánh sáng tập trung và bị bẻ cong khi đi vào mắt.

- Keratometry đo đường cong giác mạc.

Đối với các trường hợp loạn thị nhẹ có thể không cần điều thị. Nhưng khi loạn thị phát triển tiêu cực theo thời gian sẽ cần đến những phương pháp như:

- Đeo kính điều chỉnh tầm nhìn.

- Orthokeratology (Ortho-K): là phương pháp điều trị sử dụng kính áp tròng cứng để điều chỉnh tạm thời độ cong không đều của giác mạc. Bạn sẽ đeo chúng trong một khoảng thời gian và có thể đeo khi ngủ, sau đó tháo chúng ra vào ban ngày. Ortho-K chỉ có tác dụng khi sử dụng, tầm nhìn của bạn sẽ trở lại trạng thái trước đó sau khi ngừng dùng. Chẳng hạn buổi tối đeo Ortho-K sẽ giúp mắt nhìn rõ vào ngày hôm sau và quy trình này cứ lặp lại như vậy để có thể thị lực tốt sau khi đeo.

- Phẫu thuật khúc xạ: áp dụng đối với trường hợp bị loạn thị nặng. Loại phẫu thuật này liên quan đến việc sử dụng tia laser hoặc dao nhỏ để định hình lại giác mạc và khắc phục vĩnh viễn chứng loạn thị. Các phẫu thuật phổ biến như thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK), thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK), thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).

Thực hiện các hoạt động kiểm tra mắt là cách để chuẩn đoán loạn thị

Thực hiện các hoạt động kiểm tra mắt là cách để chuẩn đoán loạn thị

Các biện pháp bảo vệ mắt để phòng ngừa loạn thị

Loạn thị do di truyền là điều không thể phòng tránh. Tuy nhiên với các nguyên nhân khác, bạn có thể phòng ngừa và hạn chế bằng các biện pháp như:

1. Thực hiện các bài tập mắt thường xuyên

Tập luyện mắt là một trong những phương pháp hiệu quả để giữ cho mắt khỏe mạnh. Các bài tập đơn giản như xoay mắt, nhìn xa và gần, chớp mắt sẽ mang lại cảm giác thoải mái đồng thời giảm căng thẳng cho mắt. Ngoài ra, các bài tập này còn giúp cải thiện tuần hoàn máu và cung cấp dưỡng chất cho mắt.

2. Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Nếu bạn làm việc trước màn hình máy tính hoặc thiết bị di động trong thời gian dài, hãy đảm bảo có những khoảng nghỉ giữa giờ. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng các cách chăm sóc mắt khi làm việc với các thiết bị điện tử như điều chỉnh đúng vị trí màn hình, thực hiện quy tắc 20-20-20, massage mắt… 

Chế độ nghỉ ngơi hợp lý là cách để đảm bảo sức khỏe mắt

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý là cách để đảm bảo sức khỏe mắt

3. Đảm bảo ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên là tốt nhất cho mắt, vì vậy bạn nên làm việc hoặc học tập trong điều kiện ánh sáng tự nhiên nếu có thể. Trong trường hợp không có ánh sáng tự nhiên, hãy sử dụng đèn bàn có đèn màu ấm và không quá sáng để giảm căng thẳng cho mắt.

4. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống không chỉ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể mà còn cả sức khỏe mắt. Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C và E, lutein, zeaxanthin và omega-3 sẽ giúp bảo vệ mắt khỏi các tác động tiêu cực của ánh sáng xanh và cải thiện thị lực.

5. Sử dụng kính bảo vệ

Khi làm việc trong môi trường có ánh sáng mạnh hoặc tiếp xúc với các tia UV từ ánh nắng mặt trời, hãy sử dụng kính bảo vệ hoặc kính mát có khả năng chống tia UV để bảo vệ mắt.

6. Thăm khám định kỳ

Cuối cùng, đừng quên khám mắt định định kỳ để kiểm tra sức khỏe mắt. Việc phát hiện sớm các vấn đề sẽ giúp ngăn chặn và điều trị chứng loạn thị hiệu quả hơn.

Mang kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với ánh nắng có tia UV mạnh

Đừng quên mang kính bảo vệ mắt khi tiếp xúc với ánh nắng có tia UV mạnh

Với bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về chứng loạn thị. Mặc dù nguyên nhân thông thường của loạn thị là di truyền và khó tránh khỏi nhưng bạn vẫn có thể chăm sóc đôi mắt bằng cách thực hiện các thói quen lành mạnh như sử dụng nước nhỏ mắt Eyemiru 40EX để cung cấp các vitamin cần thiết hay rửa sạch mắt bằng dung dịch vệ sinh mắt Eyemiru Wash. Từ đó sẽ xây dựng nền tảng sức khỏe mắt vững chắc và có đôi mắt tinh anh, khỏe mạnh.