banner
/uploads/2023/07.2023/cach-chua-com-mat-thumbnail.jpg_202401142101SS.jpg

Mẹo chữa cộm mắt tại nhà hiệu quả

14-01-2024

Mắt có cảm giác cộm có thể do nhiều nguyên nhân như bụi bẩn, mỏi mắt hoặc cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Nếu mắt không được chăm sóc kịp thời và đúng cách thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến thị lực mắt. Vậy khi bị cộm mắt thì nên giải quyết như thế nào? Hãy cùng Eyemiru xem qua các phương pháp chữa cộm mắt tại nhà đơn giản sau nhé!

Tình trạng mắt cộm là gì và biểu hiện ra sao?

Mắt cộm là cảm giác như có vật gì trong mắt gây cảm giác khó chịu. Mắt có thể bị đỏ, bỏng rát tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Cộm mắt đôi khi còn đi theo một số triệu chứng khác như ngứa, nhức mắt, cay mắt, mắt có ghèn hoặc chảy nước mắt…

Tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng đem đến cảm giác ngứa khó chịu khiến nhiều người dùng tay để dụi mắt. Tuy nhiên, thói quen này có thể là nguyên nhân dẫn đến việc tổn thương xước giác mạc, về lâu dài có thể khiến thị lực bị suy giảm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mắt cộm

Mắt bị cộm có thể đến từ nhiều nguyên nhân, một số nguyên nhân phổ biến sau:

- Bụi, dị vật rơi vào mắt. Đây là nguyên nhân phổ biến vì trong quá trình di chuyển ngoài đường, mắt dễ bị bụi đường, cát… bay vào mắt.

- Tiếp xúc trong một thời gian dài với các thiết bị điện tư như máy tính, điện thoại,.. ánh sáng xanh từ màn hình sẽ làm mắt cộm xốn, khô.

- Do mắc các bệnh về mắt: mắt ngứa cộm có thể nguyên nhân từ các bệnh về mắt như đau mắt đỏ, xước giác mạc, viêm giác mạc… hoặc mắt có sạn vôi (chất canxi lắng đọng ở lớp kết mạc sụn mi).

- Một số lý do khác như rối loạn nội tiết tố (đối với phụ nữ) hoặc do bạn căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, ngủ không đủ giấc cũng khiến cho mắt bị khô và cộm.

Giải pháp chữa cộm mắt tại nhà đơn giản

Một số biện pháp chữa cộm mắt mà Eyemiru gợi ý đến bạn sau đây rất dễ dàng thực hiện, bạn có thể để lựa chọn được phương pháp phù hợp để áp dụng cho tình trạng cộm mắt mà mình đang mắc phải.

Dùng nước muối sinh lý/ nước mắt nhân tạo hoặc dung dịch vệ sinh mắt

Nếu cộm mắt nguyên nhân là do bụi bẩn, nên dùng nước muối sinh lý để rửa mắt. Thực hiện động tác ngửa đầu ra sau (nghiêng đầu khoảng 50 độ), dùng dung dịch nhỏ vào mắt khoảng 1 - 2 giọt tùy vào hướng dẫn sử dụng của sản phẩm. Thực hiện động tác chớp mắt nhiều lần để bụi theo nước muối trôi ra ngoài.

Trường hợp dị vật lớn rơi vào mắt, gây đau mắt hoặc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến thị lực thì cần đưa người bệnh đến các bệnh viện, các cơ sở chuyên khoa để nhận được sự hỗ trợ từ bác sĩ và  được điều trị kịp thời.

Xem thêm: Nước nhỏ mắt sinh lý là gì, có nên sử dụng không?

Dùng nước muối sinh lý để lấy dị vật ra

Dùng nước muối sinh lý hoặc nước mắt nhân tạo để lấy dị vật ra

Dùng khăn ấm đắp lên mắt

Nếu mắt bị cộm khô mắt thì một trong những cách chữa cộm mắt tại nhà đơn giản có thể dễ dàng áp dụng là đắp khăn ấm lên mắt. Dùng một chiếc khăn sạch ngâm vào nước nóng rồi vắt khô. Đặt khăn lên vùng mắt bị cộm trong thời gian khoảng 10 phút. Nhiệt độ từ khăn sẽ giúp máu tại vùng mắt được đắp tăng cường lưu thông. Ngoài ra nhiệt độ này cũng làm cho lượng dầu trên mí mắt của bạn được tăng cường tiết ra nhiều hơn, giúp mắt giảm tình trạng khô và cộm.

Tuy nhiên, do da xung quanh vùng mắt là rất nhạy cảm, bạn cần kiểm tra nhiệt độ của khăn và điều chỉnh sao cho phù hợp, tránh việc đắp khăn quá nóng lên vùng mắt, sẽ gây tổn thương cho vùng da này.

Dùng khăn sạch hoặc gạc/ tăm bông

Nếu trường hợp bạn đã áp dụng phương pháp rửa bằng dung dịch hoặc nước mà mắt vẫn còn cảm thấy khó chịu, cảm giác cộm vẫn còn. Đó có thể là dị vật chưa trôi ra hoặc ghèn, dử mắt. Trường hợp này bạn nên dùng dung dịch nước muối dùng cho mắt, nhỏ vào từ 10 đến 20 giọt để tạo điều kiện cho dị vật, ghèn trôi ra. Sau đó dùng gạc sạch, tăm bông hoặc khăn sạch đã được làm ẩm bằng nước thực hiện thao tác nhẹ nhàng chấm lên mắt.

Lưu ý: Chỉ thao tác chấm chứ không phải chà, và nhẹ nhàng không sử dụng lực quá nhiều vì mắt rất nhạy cảm, việc bạn chà xát sẽ khiến mắt bị tổn thương, nặng hơn là mắt bị sưng lên. Nên kiểm tra tăm bông, gạc… sau mỗi lần chấm để biết được là dị vật đã được lấy ra khỏi mắt chưa.

Dùng khăn sạch, tăm bông.. để lấy dị vật ra khỏi mắt

Dùng khăn sạch, tăm bông.. để lấy dị vật ra khỏi mắt

Khi chữa cộm mắt tại nhà cần lưu ý những gì?

Các phương pháp chữa cộm mắt tại nhà trên rất đơn giản. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện có vài điểm lưu ý mà bạn cần thực hiện để đảm bảo cho đôi mắt của mình không bị tổn thương:

Nếu bạn đang đeo kính áp tròng (nếu có đeo) thì phải gỡ kính ra, sau đó mới thực hiện các biện pháp chữa cộm mắt.

Phải lấy kính áp tròng ra trước khi thực hiện các biện pháp chữa cộm mắt

Phải lấy kính áp tròng ra trước khi thực hiện các biện pháp chữa cộm mắt

Lưu ý rất quan trọng là bạn nên hạn chế tối đa việc dùng tay để dụi mắt. Phản xạ thường thấy của chúng ta khi cộm mắt là dùng tay để dụi vào mắt, tuy nhiên việc dùng tay dụi mắt có thể khiến dị vật làm xước giác mạc, ảnh hưởng nặng đến mắt., khiến mắt càng thêm đau rát.

Không nên dùng tay dụi mắt vì có thể gây xước giác mạc

Không nên dùng tay dụi mắt vì có thể gây xước giác mạc

Nếu bạn đã áp dụng các cách chữa mắt cộm tại nhà trên nhưng vẫn chưa giảm được tình trạng cộm mắt và tình trạng có diễn biến xấu đi hoặc nếu mắt cộm do bệnh lý thì bạn nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế chuyên khoa mắt để được bác sĩ chuyên môn chẩn đoán và đưa ra phương pháp trị liệu hợp lý.

Một số phương pháp phòng tránh cộm mắt

- Khi đi đường nên sử dụng kính bảo vệ mắt để phòng tránh bụi, cát hoặc các dị vật rơi vào mắt.

- Hạn chế tối đa việc sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại. Nếu do tính chất công việc phải tiếp xúc liên tục thì nên sử dụng các sản phẩm chống khô mắt. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng một số phần mềm giảm ánh sáng xanh của màn hình để hạn chế tác động lên mắt. Một số phần mềm bạn có thể tham khảo như Twilight, Night shift, F.lux)

- Thực hiện các bài tập massage cho mắt, chớp mắt nhiều hơn. Thực hiện các thao tác massage đơn giản trong 1 - 2 phút tăng cường lưu thông máu khu vực quanh mắt, giảm áp lực cho đôi mắt của bạn.

- Sử dụng các sản phẩm có dưỡng chất tốt cho mắt, giúp phòng ngừa các bệnh lý về mắt có thể dẫn đến cộm mắt. Vitamin A-C-E, khoáng chất kẽm đều cần thiết cho hoạt động của mắt (nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không  nên tự mua thuốc về dùng).

- Thực hiện lối sống khoa học với chế độ dinh dưỡng tốt cho mắt, giảm căng thẳng, stress, tránh để mắt làm việc liên tục trong thời gian dài, đảm bảo cân bằng được giữa thời gian làm việc và thời gian mắt được nghỉ ngơi, thư giãn.

- Vệ sinh mắt sạch sẽ, hằng ngày nên thực hiện việc làm sạch mí mắt, việc này giúp loại bỏ những cặn, bụi bẩn tích tụ dần theo thời gian. Đặc biệt với các bạn thường xuyên trang điểm thì cần nên tẩy trang thật sạch sẽ khu vực mắt vào cuối ngày.

Hy vọng với các mẹo chữa cộm mắt tại nhà và những lưu ý trên sẽ giúp bạn biết cách xử lý an toàn và bảo vệ đôi mắt của mình một cách tốt nhất. Đôi mắt là bộ phận rất nhạy cảm, vì vậy hãy chăm sóc đôi mắt của mình thường xuyên. Để tìm hiểu thêm cách chăm sóc sức khỏe mắt, đừng quên theo dõi thuốc nhỏ mắt Eyemiru nhé!