banner
/uploads/2023/07.2023/sup-mi-mat-la-gi-thumbnail.jpg_202312312112SS.jpg

Sụp mí mắt là gì? Làm thế nào để cải thiện tình trạng này?

31-12-2023

Khi chúng ta già đi, nếp nhăn và mí mắt sụp xuống là điều hoàn toàn có khả năng xảy ra. Tuy nhiên nếu mí mắt sụp xuống nhiều đến mức che mất đồng tử và cản trở tầm nhìn sẽ gây ra những ảnh hưởng trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi và hầu như không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa hai giới. Vậy nguyên nhân gây ra sụp mí mắt là gì, có cách nào cải thiện không? Hãy cùng Eyemiru tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Sụp mí mắt là gì?

Ptosis hay sụp mí mắt là tình trạng một hoặc cả hai mí mắt trên bị sụp xuống, nguyên nhân thường là do cơ nâng (cơ chịu trách nhiệm nâng và hạ mí mắt) bị tổn thương. Sụp mí mắt được chia làm 6 loại:

Sụp mí mắt thường là do quá trình lão hóa

Sụp mí mắt thường là do quá trình lão hóa

- Aponeurotic Ptosis: đây là loại phổ biến nhất và có liên quan đến quá trình lão hóa, khi cơ nâng đã trở nên căng quá mức và đơn giản là không còn phục hồi như trước nữa. Điều này có thể là do dụi mắt quá nhiều hoặc sử dụng kính áp tròng kéo dài.

- Neurogenic Ptosis: loại này xảy ra khi các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của mí mắt bị tổn thương, nguyên nhân thường là do hội chứng Horner, liệt dây thần kinh thứ ba hoặc bệnh nhược cơ.

- Myogenic Ptosis (sụp mí mắt do cơ): một số rối loạn hệ thống gây cơ yếu như chứng loạn dưỡng cơ có thể gây ra sụp mí mắt khi các cơ khác trong cơ thể tiếp tục yếu đi.

- Mechanical Ptosis: nếu mí mắt bị đè nặng bởi một khối hoặc da quá mức sẽ dẫn đến sụp mi mắt.

- Traumatic Ptosis: sụp mí mắt cũng có thể là kết quả của chấn thương bên ngoài hoặc ở mí mắt.

- Congenital Ptosis (sụp mí mắt bẩm sinh): trẻ em sinh ra có thể bị sụp mí mắt. Điều này xảy ra khi cơ nâng không phát triển đúng cách trong bụng mẹ. Trẻ bị sụp mí mắt ngay cả những trường hợp nhẹ cũng nên được khám mắt thường xuyên. Trong những năm đầu đời, mắt thay đổi hình dạng khi lớn lên và tình trạng sụp mí mắt có thể trở nên trầm trọng hơn.

Xem thêm: 9 tips bảo vệ đôi mắt cho trẻ mà bố mẹ không thể không biết

Sụp mí mắt gây ra những ảnh hưởng gì?

Khi mí mắt bị sụp, một phần hoặc toàn bộ vùng con ngươi sẽ bị che phủ, hạn chế phạm vi tầm nhìn. Nếu vấn đề này kéo dài, có thể gây ra những vấn đề về thị lực như nhược thị và giảm khả năng nhìn. Đáng chú ý là mức độ sụp mí thường ít thay đổi theo thời gian và trạng thái sức khỏe. Theo các chuyên gia, có đến 19% người bị sụp mí gặp vấn đề về thị lực, trong đó 3,5% trường hợp gây ra các vấn đề lác hoặc loạn thị. Thậm chí, 63,1% số trường hợp nhược thị được ghi nhận có liên quan đến sụp mí kèm theo tật khúc xạ.

Ngoài ra, sụp mí ở mắt cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện. Đối với trẻ nhỏ, việc nhìn với tư thế ngước lên do sụp mí có thể dẫn đến vẹo cột sống hoặc gây xơ các cơ quanh cổ.

Bên cạnh đó, sụp mí cũng là vấn đề cần lưu ý đối với người cao tuổi. Đa số họ thường không chú ý đến các biểu hiện của sụp mí, nhưng khi tuổi tác gia tăng, cơ nâng mi trở nên yếu và mỏng do quá trình lão hóa. Điều này dẫn đến sụp mí mắt do cơ nâng yếu đi và mất tính đàn hồi.

Sụp mí cũng có thể xuất hiện ở những người có da khô hoặc sau quá trình giảm cân và mức độ sụp tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.

Sụp mí mắt làm ảnh hưởng đến tầm nhìn

Sụp mí mắt làm ảnh hưởng đến tầm nhìn

Nguyên nhân gây ra sụp mí mắt là gì?

Mặc dù nguyên nhân thường gặp nhất là do lão hóa nhưng có nhiều vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và các biến chứng khác cũng có thể gây ra sụp mí mắt. Có thể kể đến các nguyên nhân như:

- Tuổi tác.

- Chấn thương.

- Nhiễm trùng hoặc có khối u ở mắt.

- Tác dụng phụ của việc phẫu thuật bệnh đục thủy tinh thể, chỉnh sửa mắt như LASIK, PRK, LASEK và các loại khác.

- Vấn đề về cơ nâng.

- Bệnh tiểu đường.

- Bệnh nhược cơ.

- Bệnh về cơ như chứng loạn dưỡng cơ.

- Hội chứng Horner.

- Phình động mạch não.

Xem thêm: Những đều cần biết để bảo vệ mắt đúng cách

Điều trị sụp mí mắt như thế nào?

Vì có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn nguy hiểm gây ra sụp mí mắt nên bạn có thể được khám mắt toàn diện, xét nghiệm máu và yêu cầu chụp CT hay MRI. Những kiểm tra này sẽ giúp loại trừ bệnh về thần kinh và cơ như bệnh nhược cơ hay một số rối loạn tự miễn dịch nhất định.

Khi khám mắt đèn khe sẽ được sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ làm bài kiểm tra độ căng bằng cách tiêm thuốc edrophonium để xác định sức mạnh và phản ứng của cơ.

Đối với những vấn đề tiềm ẩn như bệnh tiểu đường được xác định là nguyên nhân gốc rễ của chứng sụp mí mắt thì việc điều trị thường sẽ được thực hiện trước khi xem xét các phương án phẫu thuật để điều chỉnh tình trạng sụp mí mắt

6 cách tự nhiên để kiểm soát tình trạng sụp mí mắt

1. Chườm mắt bằng túi trà

Để giảm đau và khó chịu do sụp mí mắt, hãy ngâm túi trà hoa cúc trong nước nóng rồi để chúng ở nhiệt độ phòng. Sau đó vắt bớt trà thừa, nằm thoải mái, đắp túi lên mắt và thư giãn. Theo nghiên cứu từ Đại học Case Western Reserve, trà hoa cúc có tác dụng chống viêm, làm dịu thần kinh và đặc biệt hữu ích khi chống viêm mắt vì chứa nhiều chất phytochemical khác nhau. Khi dùng trà hoa cúc để uống sẽ có lợi trong việc giảm triệu chứng cảm lạnh, làm dịu đường tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

2. Châm cứu

Nếu sụp mí mắt là do một số vấn đề thần kinh cơ như bệnh liệt Bell hoặc đột quỵ thì châm cứu có thể là giải pháp hữu ích. Chuyên gia về châm cứu sẽ đặt kim vào một cơ trên mặt và da đầu để giúp tái phân bố thần kinh có các cơ trên mặt và kích thích các cơ bị teo. Bạn có thể châm cứu hai lần một tuần trong vài tháng cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.

3. Bổ sung vitamin B12

Chất dinh dưỡng thiết yếu này rất quan trong cho chức năng thần kinh cơ. Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, RDA cho vitamin B12 là 2,4mircogam đối với người lớn. Do đó nếu bạn không ăn cá hoặc thịt bò thì có thể cân nhắc việc bổ sung vitamin này để duy trì ở mức tối ưu. Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12 như cá hồi, cá ngừ, cá thu, thịt bò, thịt gà…

Các thực phẩm giàu vitamin B12

Các thực phẩm giàu vitamin B12

4. Thực hiện bài tập tăng cường mí mắt

Khi sụp mí mắt là do lão hóa hoặc cơ nâng bị suy giảm, việc tập luyện cho mí mắt có thể giúp cải thiện vấn đề. Hãy thử 2 bài tập sau:

- Bài tập 1: nhắm cả hai mắt và đặt một ngón tay vào gốc mí mắt sau đó cố gắng mở mắt, nhướng mày càng cao càng tốt. Lặp lại bài tập này 10 - 15 lần.

- Bài tập 2: đứng trước gương và đặt ngón trỏ ngay dưới lông mày rồi nâng chúng lên sát xương trán rồi nhắm mắt lại. Chớp mắt 5 - 7 lần rồi nhắm chặt mắt lại trong 5 giây, lặp lại bài tập 10 lần mỗi ngày.

5. Ăn các loại thực phẩm tốt cho mắt

Beta carotene và các carotenoid khác có liên quan đến sức khỏe của mắt. Đối với những người mắc chứng sụp mí mắt, thực phẩm giàu beta carotene có tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ da khỏi bị tổn thương. Một số thực phẩm nên được bổ sung vào bữa ăn hàng ngày như cam, ớt chuông, khoai lang, đu đủ, cà chua…

Xem thêm: 7 loại thực phẩm tốt nhất để có đôi mắt khỏe mạnh

6. Hạn chế tình trạng mỏi mắt

Mỏi mắt thực sự là một vấn đề rất phổ biến hiện nay. Hầu hết chúng ta đều dành quá nhiều thời gian nhìn vào màn hình máy tính hoặc điện thoại đến mức bị mỏi mắt. Do đó cần đảm bảo thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập mắt để bảo vệ mắt tốt nhất.

Lưu ý trong trường hợp mí mắt sụp xuống đột ngột hoặc kèm theo bất kỳ một hoặc nhiều triệu chứng như đau nửa đầu, yếu cơ ở mắt, cánh tay hoặc chân, tầm nhìn đôi, nhiễm trùng mắt, sốt, đau ở mắt hay hốc hốc mắt thì hãy đến gặp chuyên gia y tế để được chẩn đoán chính xác vấn đề. Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về sụp mí mắt là gì. Để tìm đọc những thông tin khác về sức khỏe mắt, hãy theo dõi thuốc nhỏ mắt Eyemiru ngay nhé!